Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào 21-23/8 âm lịch tại chính điện khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh,ưởngniệmnămngàymấtLêLợdự đoán xsmn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Năm nay, lễ hội trùng với dịp kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm vua Lê Thái Tổ (tên thật Lê Lợi) đăng quang và 590 năm ngày mất của Lê Lợi.
Buổi lễ bắt đầu lúc 8h với nghi thức rước kiệu vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc vương Lê Lai từ đền thờ về sân rồng chính điện Lam Kinh. Tiếp đến là các phần tế lễ, trình tấu chúc văn, lễ yên vị và dâng hương tưởng nhớ công đức vua Lê Thái Tổ cùng các bậc tiền nhân, anh hùng, nghĩa sĩ đã có công trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong diễn văn khai mạc, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, nêu rõ suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đất và người Thanh Hóa đã in dấu với những cống hiến to lớn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống ngoại xâm phương Bắc nửa đầu thế kỷ 15.
Trải qua 10 năm, với phương châm lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, năm 1427 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi. "Cuộc khởi nghĩa đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, biểu tượng cho lòng yêu nước, ý chí anh dũng, quật cường và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân trong thời kỳ phong kiến...", ông Tùng nói.
Sau nghi lễ là phần hội với chương trình nghệ thuật sân khấu tái hiện giai đoạn lịch sử gắn công lao của người anh hùng áo vải Lê Lợi; các trò diễn như Xuân Phả, múa đèn Đông Anh, diễn tấu cồng chiêng của người Mường...
Cuối thu năm 1406, giặc Minh đưa 80.000 quân chia làm hai mũi vượt biên giới phía Bắc xâm lược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, giành thắng lợi hoàn toàn vào cuối năm 1427. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội), mở ra vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài 360 năm.
Cùng với việc Đông Kinh (Thăng Long) trở thành kinh đô, Lam Kinh cũng được đổi thành Tây Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... bắt đầu được xây dựng, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê.
Với những giá trị nổi bật, ngày 27/9/2012 Lam Kinh đã được Thủ tướng công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.